Quản lý nhân sự đang là một nghề được ưa chuộng hiện nay. Vậy làm cách nào để trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi và cần có những kỹ năng gì? Cùng điểm qua 9 kỹ năng quản lý sau xem bạn đã đạt được bao nhiêu trong số đó.

Kỹ năng quản lí nhân sự đóng một vai trò quan trọng đối với những người làm nhân sự. Nếu một nhà kinh doanh không có kĩ năng quản lí thì sẽ không thể nào thúc đẩy công ty đi lên và đạt một tầm cao mới. Nhưng kĩ năng giúp cho việc quản lí nhân sự được dễ dàng và thuận lợi hơn bao gồm:

 1. Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp là một kỹ năng quản lí nhân sự bắt buộc phải có. Một người muốn quản lí nhân sự giỏi phải có tài ăn nói giao tiếp thân thiện, thuyết phục thì người khác nghe theo, làm theo mình. Kĩ năng giao tiếp tốt giúp duy trì được mối quan hệ, tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp. Kỹ năng giao tiếp thật sự là miếng ghép quan trọng nhất trong bức tranh thành công của mọi cuộc đời. Và một trong những kỹ năng người quản lí nhân sự muốn trao dồi đầu tiên phải là kĩ năng giao tiếp với nhân viên, sếp, lãnh đạo. Quan trọng không kém là trong phỏng vấn tuyển dụng (https://viecoi.vn/nha-tuyen-dung.html) thì kỹ năng giao tiếp cũng giúp tạo thiện cảm thu hút nhân tài và có lợi thế hơn trong đàm phán lương mang về nhiều lợi tức cho công ty của bạn đầu quân.

2. Kĩ năng lắng nghe

Một người quản lí nhân sự giỏi phải biết lắng nghe. Lắng nghe giúp thấu hiểu được người khác. Một nhà quản lí phải đi sâu , lắng nghe tìm hiểu mong muốn của nhân viên. Để điều chỉnh, xử lí các mối quan hệ lao động một cách kịp thời trong mọi trường hợp, thậm chí có thể lường trước những biến cố bất ngờ, tình huống cấp bách có thể xảy ra mà điều chỉnh, xử lí cho phù hợp. Tóm lại một trong những kĩ năng quản lí nhân sự cần phải có là kĩ năng lắng nghe.

3. Kĩ năng chuyên môn

Kĩ năng chuyên môn thì không thể thiếu đối với một quản nhân sự. Nếu không có những kĩ năng chuyên môn thì người quản lí nhân sự không thể làm việc thât tốt hoàn thành một khối lượng công việc cực kì lớn đòi hỏi chuyên môn cao. Những kĩ năng chuyên môn cần phải có là dự đoán nhu cầu nhân sự của công ty, tăng cường nguồn nhân lực ở từng bộ phận phù hợp, phát họa chân dụng ứng cử viên phỏng vấn, nhân diện “bản chất”của ứng viên có phù hợp với yêu cầu và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hay không? Đào tạo nhân viên mới thích ứng với môi trường làm việc,… Không chỉ những kiến thức học ở trong trường, nhân viên quản lí nhân sự cần phải tích cực trao dồi kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực để tăng hiệu quả công việc và thích ứng với môi trường làm việc áp lực cao như hiện nay.

4. Kĩ năng làm việc

Kĩ năng làm việc thì bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi nhưng kĩ năng quản lí nhân sự thì không thể thiếu kĩ năng làm việc và yêu cầu cao hơn rất nhiều. Với cường độ làm việc nhiều như hiện nay, nhân viên quản lí nhân sự cần phải đảm bảo hoàn thành một số lượng công việc lớn như lương bổng, bảo hiểm xã hội cho nhân viên, phúc lợi, đào tạo nhân viên,… Ngoài ra nhân viên quản lí nhân sự còn cần phải nắm chắc tổ chức, vận hành và nhu cầu nhân sự của công ty. Cho nên yêu cầu về kỹ năng quản lí nhân sự là phải có khả năng làm việc với cường độ cao, đảm bảo nguồn nhân sự giỏi và cống hiến lâu dài cho công ty.

5. Kĩ năng thuyết phục

Kĩ năng thuyết phục rất quan trọng một nhân viên quản lí nhân sự phải có đồng thời kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thuyết phục thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đươc giao một cách xuất sắc nhất. Kỹ năng thuyết phục bao gồm thuyết phục người lao động, thuyết phục nhân sự trong lúc phỏng vấn, thuyết phuc cấp trên chấp nhận đề xuất của mình. Ngoài ra còn thuyết phục trong đàm phán, hóa giải mâu thuẫn nôị bộ,…. Vì vậy kĩ năng thuyết phục được dùng rất nhiều và không thể thiếu đối với nhân viên quản lí nhân sự.

6. Kĩ năng làm việc nhóm

Thông thường tron phỏng vấn ở bất kì lĩnh vực nào đều đòi hỏi nhân sự có khả năng làm việc nhóm. Vì vậy việc trao dồi kĩ năng làm việc nhóm là không thể thiếu. Đối với người quản lí nhân sự nhất là trong những công ty lớn thì làm việc nhóm san sẻ công việc với nhau đòi hỏi phải có nhiều kỉ năng mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cho nên kỹ năng quản lí nhân sự không thiếu khả năng làm việc nhóm. Bạn cần phải góp phần nâng cao hiệu quả công việc bằng cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ nhân viên trong nhóm hoàn thành công việc, hài hòa vời mọi người và thấu hiểu cách làm việc của họ và tích cực đưa thành tích của nhóm đi lên.

7. Kĩ năng đàm phán

Một người quản lí nhân sự không thể không có kĩ năng đàm phán. Nhất là trong trường hợp đàm phán lương với nhân viên mới trong lúc phỏng vấn, tăng lương, giải quyết chế độ sao cho thỏa đáng. Đồng thời đàm phán trong dự án, thuyết phục cấp trên, giải quyết xung đột mâu thuẩn nội bộ đều cần đến kĩ năng đàm phán. Nên muốn trở thành một nhà quản lí nhân sự giỏi thăng tiến trên con đường sự nghiệp cần phải thành thục kĩ năng này nhé!

8. Kĩ năng đọc tâm lý

Đối với nhà quản lý nhân sự thì kĩ năng đọc tâm lí rất quan trọng. Bởi vì họ là người quản lí cả trăm nhân viên thậm chí hàng nghìn nhân viên. Mỗi nhân viên lại có tính cách, tâm lí khác nhau. Để đảm bảo không có mâu thuẩn xung đột về quyền lợi cũng như điều chỉnh tăng hay giảm lương,… cần phải có khả năng này để nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp. Trong bất kì công ty, doanh nghiệp nào người quản lí nhân sự là người trung gian hòa giải giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cho nên kĩ năng đọc tâm lí giúp dung hòa, hóa giải những mâu thuẩn có thể xảy ra và đảm bảo quyền lợi của 2 bên.

9. Kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống

Trong một công ty thì có rất nhiều vấn đề, tình huống có thể xảy ra người quản lí nhân sự là người sẽ giải quyết những vấn đề, tình huống đó nên cần phải có kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. Nếu bạn giải quyết xử lí được tình huống vấn đề một cách ổn thỏa đảm bảo lợi ích 2 bên thì sẽ có những ưu thế đối với những đối thủ cạnh tranh khác. Cho nên một kỹ năng quản lí nhân sự không thể thiếu là kĩ năng giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.

Chúc mừng bạn nếu bạn đã đạt được tất cả những kỹ năng trên. Nếu bạn chưa đạt được hết cũng đừng buồn nhé! Vì để đạt được những kỹ năng cần phải trải qua quá trình rèn luyện. Đừng nản lòng, hay cố gắng thực hiện thường xuyên để đạt được hết những kỹ năng trên nhé! Chúc bạn thành công.

Xem thêm: 4 Cách Xây Dựng Văn Hóa Tương Trợ Trong Công Ty

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *