Mỡ máu thấp là tình trạng hiếm khi xảy ra. Nếu mỡ máu thấp kéo dài mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số nguy hiểm cho cơ thể như rối loạn hoạt động của tế bào, khả năng gây ra một số loại ung thư. Để tìm ra đáp án cho câu hỏi mỡ máu thấp có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào, chúng ta cùng tìm trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân của mỡ máu thấp là gì?

Hạ mỡ máu xảy ra khi nồng độ cholesterol LDL có hại thông thường trong máu của bạn giảm xuống dưới 50 mg / dL hoặc khi nồng độ cholesterol toàn phần trong máu của bạn giảm xuống dưới 120 mg / dL.

Một số người phát triển một dạng hạ mỡ máu nguyên phát, bắt nguồn từ những bất thường di truyền. Tuy nhiên, hầu hết mọi người phát triển một dạng rối loạn gọi là hạ mỡ máu thứ phát, có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe bao gồm kém hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng mãn tính, tuyến giáp hoạt động quá mức và ung thư máu.

Một số nguyên nhân gây giảm mỡ máu bao gồm:

Bệnh gan

Gan là một cơ quan quan trọng trong việc quản lý và điều tiết cholesterol cho cơ thể. Một vấn đề tại gan có thể gây ra sự tăng hoặc giảm đáng kể nồng độ cholesterol. Bệnh gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mức cholesterol thấp.

Bệnh cường giáp

Mặc dù nguyên nhân này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể dẫn đến mức cholesterol thấp. Hormon tuyến giáp lưu thông khắp cơ thể và có thể gây ra các tình trạng sức khỏe khác nhau. Những người bị cường giáp thường gặp các vấn đề về giảm cân, đổ mồ hôi, mệt mỏi và khó tập trung.

Hấp thu kém

Một số điều kiện, chẳng hạn như bệnh Celiac , có thể gây ra sự kém hấp thu. Những người bị kém hấp thu thường có mức cholesterol thấp trong máu. Điều quan trọng cần nhớ là cho dù bạn ăn bao nhiêu nếu bạn có vấn đề kém hấp thu, bạn vẫn có thể bị cholesterol thấp.

Bệnh Tangier

Bệnh Tangier, một bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến việc giảm HDL nghiêm trọng, mãn tính. Đây là một rối loạn di truyền trong đó một người có mức HDL thấp hoặc không có, và mức cholesterol toàn phần thấp.

Hạ đường huyết di truyền

Một rối loạn mang tính di truyền bao gồm cholesterol toàn phần thấp, cholesterol LDL thấp, cholesterol HDL bình thường và mức chất béo trung tính thấp.

Abephipoproteinemia

Một rối loạn di truyền đặc trưng bởi mức cholesterol toàn phần thấp và mức chất béo trung tính thấp.

Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?

Đặc tính chung của cholesterol là không tan trong nước, do đó chúng cần phải liên kết với protein tạo thành lipoprotein để có thể di chuyển được trong máu. Cholesterol được phân làm hai dạng gồm: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Ngoài tên gọi chính thì LDL còn được gọi là cholesterol xấu do nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Trái lại, HDL hay được gọi là cholesterol tốt vì có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi ở mức giới hạn như sau:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
  • Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
  • Chỉ số LDL < 100mg/dL

Giới hạn này đôi khi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, chính vì thế không thể nói chính xác được ở giới hạn nào thì cholesterol thấp. Tuy nhiên, nó có thể được xem là rất thấp nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL.

Mỡ máu thấp có nguy hiểm không?

Cholesterol là một loại mỡ rất cần thiết cho cơ thể, không thể thiếu của màng tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục. Cholesterol thấp khi nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 160mg%. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, hội chứng cường giáp và rối loạn do di truyền.

Cholesterol thấp kéo dài gây ra một số nguy hiểm cho cơ thể như rối loạn hoạt động của tế bào, khả năng gây ra một số loại ung thư như ung thư trực tràng, gan, tụy, thận và bàng quang. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy nồng độ cholesterol càng thấp, tỷ lệ tử vong do các bệnh không phải tim mạch càng cao. Ngoài ra, các chuyên gia còn nhận thấy, thai phụ có nồng độ cholesterol thấp dễ xảy ra hiện tượng đẻ non và liên quan đến lo lắng và trầm cảm.

Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên về loại thuốc giúp tăng cholesterol toàn phần, chỉ có các loại statin có thể giúp gia tăng cholesterol có lợi (HDL) mà thôi. Tốt nhất vẫn là tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể làm gia tăng HDL cholesterol.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Lipid Research cho thấy, những người được theo dõi hơn 9 năm có thói quen hoạt động thể chất tương đương với một giờ tập thể dục nhẹ hoặc nửa giờ vận động vừa phải mỗi tuần, giúp gia tăng nồng độ cholesterol HDL và giảm cholesterol xấu LDL.

>>> Xem thêm: Mỡ máu cao kiêng ăn gì?

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *