Chúng ta có thể gặp một số bệnh lây qua đường tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy cấp tính, tay chân miệng, viêm gan A, bệnh lỵ trực khuẩn, nhiễm giun sán,…
Những bệnh này rất dễ lây lan và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe có thể tử vong nếu không được điều trị tích cực và kịp thời.
Chính vì vậy chúng ta cần phải biết đặc điểm nổi bật của các bệnh trên để có một số biện pháp chủ động phòng ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa nhé!
Mục Lục
1. Thế nào là bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
Bệnh lây qua đường tiêu hóa là các bệnh rất dễ xảy ra và ở mọi lứa tuổi. Nguồn lây nhiễm có thể qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống…
Xem thêm: Men tiêu hóa là gì?
2. Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa phổ biến nhất
Bệnh lỵ trực khuẩn
- Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn và viêm ruột ỉa chảy chỉ có ở người và khỉ. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa đến cư trú và sinh sản rất nhanh ở niêm mạc đại tràng. Gây phù nề, xung huyết, xuất huyết tạo thành ổ loét và mảng hoại tử. Trên lâm sàng bệnh nhân có các triệu chứng như: đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân thường có nhầy máu.
- Bệnh thường ở thể cấp tính, một tỷ lệ nhỏ chuyển thành thể mãn tính. Những bệnh nhân này thỉnh thoảng lại bị ỉa chảy và thường xuyên thải vi khuẩn ra ngoài theo phân. Đây là một nguồn lây nhiễm quan trọng.
Bệnh tiêu chảy cấp tính
- Một số nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính là: do ăn uống những loại thức ăn, nước uống không đảm bảo chất lượng, có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột do các loại Rotavirus, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, shigella, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, do viêm nhiễm ngoài ruột như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi sau khi bị mắc bệnh sởi hay bệnh ho gà.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên gặp ở trẻ 3 – 5 tuổi (mầm non) hoặc trẻ đi học tiểu học những năm đầu. Bệnh có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị tích cực và kịp thời vì bị mất nước quá nhiều và các chất điện giải trầm trọng.
Bệnh tả
- Vi khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa. Trong điều kiện tự nhiên bình thường, V.cholerae Chỉ gây bệnh tả cho người, bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính lây lan rất mạnh và gây thành dịch. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ toàn phát là nôn và tiêu chảy phân lỏng và trắng như nước vo gạo.
Bệnh nhân mất nước mất điện giải rất nhanh, có thể mất 1 lít nước trong vòng 1 giờ do đó chỉ vài giờ đã xuất hiện hội chứng mất nước cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao 50% đến 60%. Trên lâm sàng bệnh tả có nhiều biểu hiện rất khác nhau từ thể nhẹ dễ bỏ qua cho đến thể nặng với hội chứng tả điển hình.
- Dịch tễ học: Bệnh tả lây qua đường tiêu hóa hóa do sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Nguồn truyền nhiễm bệnh là người bệnh và những người lành mang vi khuẩn tả. Đối tượng cảm nhiễm là tất cả những ai chưa có miễn dịch với bệnh. Nước và thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lan truyền bệnh tả.
Viêm gan A
- Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, qua thức ăn nước uống nhiễm virus, nhân lên ở các tế bào biểu mô niêm mạc ruột, rồi qua hệ bạch huyết vào máu, gây nhiễm virus huyết thoáng qua. Sau đó virus tới gan, mật đôi khi cả lách gây tổn thương chủ yếu tế bào gan làm tăng men gan. Virus được đào thải ra ngoài theo phân suốt thời kỳ tiền vàng da và vàng da.
- Trên lâm sàng các triệu chứng thường không xuất hiện rầm rộ: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân nhạt màu.
- Đối tượng hay mắc bệnh là trẻ em và thanh niên.
3. Cách phòng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
Cách phòng bệnh lỵ trực khuẩn.
- Cần phát hiện sớm người bị mắc bệnh và người lành mang vi khuẩn lây bệnh; khi phát hiện thì phải cách ly người bệnh. Các chất thải của bệnh nhân phải được xử lý được tẩy uế bằng vôi sống 20% và nước vôi 10%; các đồ dùng dụng cụ cá nhân, quần áo cũng cần phải sát khuẩn và ngâm dung dịch cloramin 2%.
- Phòng bệnh bằng vắc vacxin chưa có kết quả tốt.
- Giải độc tố có kết quả nhưng chủ yếu với Sh.Shiga
- Phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, tiêu diệt ruồi nhặng, …
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động mọi người giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh môi trường chung.
- Không ăn rau sống, hoa quả tươi chưa được rửa sạch và chưa được xử lý an toàn.
- Bảo quản thực phẩm an toàn sạch sẽ thức ăn sống và chín chưa sử dụng thì nên để trong tủ lạnh bảo quản tránh ruồi nhặng.
- Không ăn những thức ăn ôi thiu.
Các cách phòng bệnh tiêu chảy cấp tính.
- Các dụng cụ chế biến thức ăn, nước uống cần phải được vệ sinh sạch sẽ, tráng nước sôi, không ăn những đồ ăn ôi thiu.
- Đồ ăn cần phải chế biến chín, rau quả tươi phải rửa sạch phải thực hiện ăn chín, uống sôi…
- Chú ý về vệ sinh môi trường sống xung quanh, cần phải sử dụng nguồn nước sạch để nấu nướng ăn uống và sinh hoạt, nhà vệ sinh cần đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ và cần phải có hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước thải.
- Cần chú ý đến các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, ngăn chặn ruồi nhặng bay vào bám đậu vào thức ăn.
Các cách phòng bệnh tả.
Phòng bệnh chung:
- Giám sát dịch tễ học, chủ động phát hiện nguồn bệnh sớm, kịp thời cách ly, bao vây và xử lý.
- Làm sạch môi trường sống bằng các biện pháp như xử lý rác và nước thải theo đúng yêu cầu vệ sinh, kiểm tra vệ sinh thực phẩm, cung cấp và sử dụng nước sạch, thực hiện ăn chín uống sôi và ở sạch tiêu diệt ruồi nhặng.
Phòng đặc hiệu:
- Vacxin tả chết dùng tiêm trong da: có hiệu lực thấp và thời gian bảo vệ ngắn nên hiện nay loại vacxin này ít được sử dụng.
- Vacxin tả chết dùng theo đường uống: loại vắc xin này có thể ở dạng toàn tế bào bất hoạt đơn thuần hoặc ở dạng kết hợp với đơn vị B của độc tố tả được tinh chế.
Cách phòng bệnh viêm gan A
Phòng không đặc hiệu:
- Cần phải phát hiện bệnh sớm.
- Quản lý và xử lý tốt chất thải, phân của bệnh nhân.
- Sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt và và ăn uống.
- Ăn chín uống sôi và không ăn rau sống, hoa quả chưa được rửa sạch
Phòng đặc hiệu
- Phòng thụ động: dùng gamma globulin người bình thường hoặc globulin kháng HAV tiêm cho trẻ ở vùng dịch lưu hành, chỉ dùng vào giai đoạn đầu của vụ dịch nếu đã nhiễm sau 15 ngày thì không có giá trị.
- Vacxin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhất, tiêm cho trẻ khi 12 tháng tuổi và người già. Tiêm phòng vacxin thường xuyên cho trẻ em.
- Đối với người lớn chỉ định tiêm vacxin cho người du lịch đến vùng dịch lưu hành cao và trung bình, nam đồng tính, người nghiện chích hoặc không chích, người khiếm khuyết yếu tố đông máu (như bệnh ngứa chảy máu), người bị bệnh gan mãn tính.
Tại đây: https://medipharusa.com/men-tieu-hoa-cho-nguoi-lon.html
Trên đây là một số đặc điểm nổi bật về bệnh lây qua đường tiêu hóa và cách phòng bệnh. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đọc biết thêm thông tin về bệnh và một số cách phòng bệnh để giữ cho sức khỏe đường tiêu hóa của mình luôn được khỏe mạnh.