Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, việc điều trị đúng cách, kịp thời sẽ giúp nam giới vẫn có con bình thường.

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?

Hệ thống các tĩnh mạch thừng nằm phía trên tinh hoàn. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch này bị giãn ra, to, dài, ngoằn ngoèo bất thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở tinh hoàn bên trái nhiều hơn bên phải. 6-8% nam giới mắc bệnh này và không phải tất cả số này đề bị hiếm muộn hay vô sinh. Thực tế, đàn ông trưởng thành thì có đến 85% nam giới mắc bệnh này nhưng không bị vô sinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là tình trạng bẩm sinh, tuy nhiên do không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó phát hiện sớm, chủ yếu đến khi trưởng thành mới có thể biết.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh bởi tình trạng này làm ảnh hưởng, giảm khả năng di động của tinh trùng. Khoảng 90% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh có tinh trùng di động kém, 65% trường hợp nam giới có lượng tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml.

Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?

Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có thể sinh con

2. Cách phân loại giãn mạch thừng tinh

Phân loại theo Dubin (1970) giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ theo thăm khám lâm sàng như sau:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu,…
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sờ thấy búi tĩnh mạch.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy búi.

Khi thăm khám qua siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán là giãn mạch thừng tinh khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm, trong các trường hợp kín đáo thì thường phối hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là trường hợp thường gặp trên lâm sàng, khi các tĩnh mạch đã nổi rõ dưới vùng da bìu và bệnh nhân thường có triệu chứng đau tinh hoàn.

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây vô sinh do các nguyên nhân sau:

  • Nhiệt độ tại tinh hoàn tăng kéo dài làm làm cho sự sản xuất tinh trùng tại đây giảm xuống
  • Ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn là cho sản phẩm chuyển hóa tại tinh hoàn bị ứ đọng, đào thải khỏi tinh hoàn chậm lại gây ngộ độc cho tế bào tinh trùng tồn tại ở đây
  • Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm vì do ứ máu tĩnh mạch làm cho động mạch đến tinh hoàn giảm đáng kể, vậy nên oxy, chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm ảnh hưởng đến sinh tinh
  • Rối loạn nội tiết tố tại tinh hoàn tác động trực tiếp lê trục đồi thị, tuyến yên, tinh hoàn làm cho nội tiết tố hướng sinh dục bị rối loạn theo, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất tinh hoàn.

Tuy nhiên, phần lớn nam giới bị giãn mạch thừng tinh không bị vô sinh, trên thực tế nhiều nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 vẫn có nhiều con và có tới 85% nam giới trưởng thành bị giãn mạch thừng tinh nhưng không liên quan đến vấn đề vô sinh. Nếu giãn mạch thừng tinh không gây ra các triệu chứng như đau tinh hoàn, teo nhỏ tinh hoàn hoặc các vấn đề về sinh sản thì không nên điều trị. Theo các khuyến cáo hiện nay, giãn mạch thừng tinh chỉ nên điều trị khi:

  • Khi thăm khám thấy rõ các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Khi làm tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, bệnh nhân đã vô sinh trên hai năm.
  • Vô sinh nhưng không giải thích được.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi
Giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ nên điều trị trong trường hợp vô sinh không giải thích được

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?

Trong các trường hợp bệnh được chỉ định điều trị, tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn… trong đó phẫu thuật vi phẫu (hình thức mổ bằng kính hiển vi) được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, mật độ tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Theo các nghiên cứu, từ 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch, khoảng 21% bệnh nhân sau mổ giãn mạch thừng tinh có thể sinh con tự nhiên mà không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Giãn mạch thừng tinh là có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi điều trị thành công bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau một vài tháng hoặc một vài năm. Để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi có các dấu hiệu bất thường phải đi khám để điều trị kịp thời, tái khám đúng hẹn.
  • Tránh các hoạt động thể lực quá mạnh, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực cho vùng bìu.
  • Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế tắm nước nóng quá lâu để tránh tăng nhiệt độ vùng bìu.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *