Ngày nay, Internet ngày càng phát triển. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó vẫn để lại khá nhiều bất cập. Đặc biệt là một số mã độc cũng xuất hiện khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn về loại mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT.

Internet này càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Internet này càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

IOT là gì?

IOT là viết tắt của cụm từ Internet of Thing nghĩa là Internet vạn vật. Đây chính là mạng lưới các thiết bị kết nối Internet. Nhờ có mạng lưới này, chúng ta có thể kết nối và trao đổi mọi thông tin qua thế giới ảo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhiều mô hình IOT được ví như ngôi nhà thông minh.

IOT là viết tắt của cụm từ Internet of Thing.
IOT là viết tắt của cụm từ Internet of Thing.

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT?

Một trong những loại mã độc được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT đang gây khá nhiều xôn xao trong dư luận chính là OMG. Đây chính là biến thể của Mirai, một loại mã độc cũng từng có một thời làm mưa làm gió.

Loại mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT?
Loại mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT?

Những loại mã độc này đều tấn công và để lại khá nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cả những hộ gia đình cũng có thể bị mã độc tấn công từ đó lấy đi các thông tin cá nhân. Điển hình, vào năm 2017, khoảng 15 triệu máy tính đã bị nhiễm virus do Mirai.

Cách bảo vệ các thiết bị IOT khỏi mã độc

Làm thế nào để bảo vệ thiết bị IOT khỏi tầm ngắm của hacker?
Làm thế nào để bảo vệ thiết bị IOT khỏi tầm ngắm của hacker?

IOT đang ngày càng trở thành mục tiêu, tầm ngắm cực “béo bở” cho các hacker. Để tránh khỏi mối nguy hại mà các mã độc có thể mang lại các doanh nghiệp và cá nhân luôn phải đề cao cảnh giác. Bên cạnh đó, cần phải có những phương pháp bảo vệ IOT thật sự phù hợp như các cách sau đây.

Lựa chọn sản phẩm IOT đáng tin cậy

Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sử dụng IOT của doanh nghiệp hay cá nhân chính là lựa chọn IOT thật đáng tin cậy. Một thiết bị IOT từ một nhà cung cấp uy tín sẽ có được sự trang bị bảo mật hết sức an toàn và mạnh mẽ. Nhờ đó, trong quá trình sử dụng, khả năng các hacker có thể lợi dụng để làm IOT bị nhiễm mã độc cũng được giảm xuống. Thậm chí các hacker còn không thể tác động lên thiết bị IOT.

Sử dụng các thông tin đăng nhập có tính xác thực ở mức mạnh

Hầu hết các thiết bị IOT đều sẽ được cài đặt các mật khẩu mặc định sẵn khi sản xuất. Những mật khẩu này chính là lỗ hổng để các hacker có thể xâm nhập vào thiết bị. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi mật khẩu mặc định này. Mật khẩu mới phải đảm bảo tính xác thực mạnh và không được dễ đoán. Cần phải có tính bảo mật cao thì mới có thể bảo vệ được thiết bị khỏi sự dòm ngó của các hacker.

Luôn cập nhật các thiết bị IOT

Các phiên bản mới sẽ luôn được các nhà cung cấp sửa chữa các lỗi của phiên bản cũ. Bên cạnh đó, những lỗ hổng bảo mật của phiên bản cũ cũng sẽ được khắc phục ở các phiên bản mới. Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân luôn phải cập nhật phiên bản mới một cách thường xuyên. Tất cả hệ điều hành, chương trình quản lý, chương trình điều khiển,…đều cần được cập nhật phiên bản mới nhất.

Các dấu hiệu nhận biết thiết bị IOT đã bị nhiễm mã độc

Thông thường các thiết bị IOT có khả năng bị dính mã độc cao nhất là máy tính, laptop và điện thoại. Do đó, chúng ta cần nhận biết được những đặc điểm khi bị nhiễm mã độc của các thiết bị IOT này để nhanh chóng xử lý. Những dấu hiệu cho thấy thiết bị đã bị nhiễm mã độc bao gồm:

Đối với máy tính bàn hoặc laptop

  • Truy cập mạng chậm dù wifi đang rất mạng.
  • Nhiều thanh công cụ lạ xuất hiện trên màn hình làm việc.
  • Có email giả mạo được gửi từ chính tài khoản của bạn đến người thân. khách hàng.
  • Mật khẩu của tài khoản bị thay đổi dù bạn không hề thay đổi.
  • Các chương trình chống Virus trong máy bị vô hiệu hóa.

Đối với điện thoại di động

  • Pin máy bị hao hụt một cách nhanh chóng. Dù không sử dụng vẫn bị tụt pin liên tục.
  • Các spam và tin ẩn gửi về máy khá nhiều.
  • Cuộc gọi bị nghẽn hoặc gặp các vấn đề về âm thanh.
  • Tài khoản điện thoại bị hao hụt tiền dù không sử dụng.
  • Điện thoại chạy rất chậm dù không tải nhiều ứng dụng hoặc vẫn còn khá nhiều dung lượng bộ nhớ.
  • Điện thoại sáng màn hình rất lâu mặc dù đã cài đặt màn hình tắt ngay sau khi sử dụng.

Qua bài viết, các bạn đã được giới thiệu về loại mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IOT. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ thật sự hữu ích cho cuộc sống cũng như công việc của bạn. Bên cạnh đó, đừng quên lưu ý các dấu hiệu nhận biết thiết bị IOT bị nhiễm mã độc trong bài nhé! Các bạn sẽ không cảm thấy phí thời gian khi chú ý những dấu hiệu này đâu!

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *