Một chuyên viên HR – (quản lý nhân sự) không chỉ có nhiệm vụ tuyển được ứng viên phù hợp theo yêu cầu công ty.
Một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến sự thành công của quy trình tuyển dụng chính là đảm bảo được mục tiêu và giá trị mà ứng viên hướng đến phải hòa hợp với tầm nhìn với công ty.
Chẳng hạn nếu công ty của bạn nổi tiếng là nơi có môi trường làm việc sạch sẽ và năng động thì bạn trong vai trò của nhà tuyển dụng sẽ muốn tuyển được ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, nghĩa là có thể đi theo những giá trị đó.
Nhà tuyển dụng không thể xác định được mức độ hòa hợp về văn hóa nếu chỉ lướt qua bản CV cá nhân cũng như đơn ứng tuyển.
Khi bạn thực sự hiểu được ứng viên trong buổi phỏng vấn trực tiếp, thông qua trao đổi thẳng thắn bằng những câu hỏi bạn đưa ra thì khi ấy mới có thể xác định được người ứng viên đó có phù hợp với hình ảnh bạn đang tìm kiếm hay không?
Vậy hãy vận dụng 6 câu hỏi dưới đây vào buổi phỏng vấn tuyển dụng để có thể kiểm chứng mức độ phù hợp của người ứng viên.
Mục Lục
- 1 Bạn nghĩ rằng cấp trên trước đây của mình sẽ nhận xét gì về điểm yếu mà bạn có?
- 2 Nếu như có thể xuất bản một cuốn sách tự truyện về chính bản thân mình, anh chị sẽ đặt tên sách là gì?
- 3 Những yếu tố nào khiến bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc theo đội nhóm?
- 4 Bạn có sở thích gì?
- 5 Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi về một lần bị trễ deadline hay không?
- 6 Bạn thích một môi trường văn hóa như thế nào?
Bạn nghĩ rằng cấp trên trước đây của mình sẽ nhận xét gì về điểm yếu mà bạn có?
Thông thường, thư giới thiệu chỉ bao gồm những lời tốt đẹp, những lời khen ngợi, tuyên dương về phẩm chất hoặc thành tích cá nhân mà bạn đã đạt được trong suốt thời gian làm việc tại công ty cũ.
Nhưng nhà tuyển dụng hiện tại rất quan tâm tới việc nắm bắt những điểm yếu mà ứng viên có, và những điểm yếu đó phải được tìm thấy trong lời đánh giá, nhận xét từ cấp trên trước đây của ứng viên.
Bởi vì dựa vào những đánh giá về điểm yếu thì những lời khen ngợi biểu dương mới mang một giá trị xác thực.
Vì thế câu hỏi này đòi hỏi tính trung thực rất cao, ứng viên nếu nhận được câu hỏi này một cách bất ngờ thường rất lúng túng, đôi khi hoảng loạn.
Ứng viên có thể nói rằng họ chưa tìm ra được những điểm hạn chế của mình, hoặc có thể nói về những điểm có liên quan tới vị trí công việc sẽ làm trong tương lai mà họ đang ứng tuyển.
Dựa vào câu trả lời và cách trả lời của người ứng viên thì chúng ta sẽ thấy được họ có thực sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Dù người sếp, người quản lý trước đây chưa hề nói cho họ biết về suy nghĩ, và đánh giá về ứng viên như thế nào nhưng nếu ứng viên nhận thức được họ sẽ nghĩ gì về những điểm yếu của mình thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc họ là người luôn ý thức hoàn thiện bản thân, họ nhận thức rất rõ về những điều cần làm, nên làm và chưa làm được.
Nếu như có thể xuất bản một cuốn sách tự truyện về chính bản thân mình, anh chị sẽ đặt tên sách là gì?
Đây là một trong vô vàn những liều thuốc thử của nhà tuyển dụng để đo mức độ phù hợp của ứng viên.
Và khi đưa ra câu hỏi này có nghĩa là nhà tuyển dụng đang cần tìm kiếm một mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh .
Nó đòi hỏi người ứng viên phải hết sức sáng tạo khi đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi sáng tạo như thế.
Nhờ câu hỏi này mà cuộc đối thoại giữa nhà tuyển dụng đối với người ứng viên sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Khi trả lời câu hỏi đó, ứng viên sẽ tiết lộ cho bạn biết về những vấn đề mang tính cá nhân của họ.
Hơn thế nữa, bởi câu trả lời đòi hỏi mức độ cao về yêu cầu cho nên thông qua đó bạn có thể kiểm tra được xem ứng viên có kỹ năng Brainstorming hay Copywriting hay không và phải thực sự có tính sáng tạo thì mới có thể nghĩ ra được một câu trả lời hoàn hảo được.
Những yếu tố nào khiến bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc theo đội nhóm?
Hoạt động trong đội nhóm cần phải có kỹ năng làm việc nhóm (teamwork), không chỉ riêng bạn mà còn là rất nhiều người cần phải có kỹ năng đó.
Và khi làm việc cùng nhau chúng ta phải biết cách vận dụng hài hòa với tất cả những kỹ năng làm việc nhóm của mọi thành viên.
Nhưng nếu trường hợp ngược lại, bạn và các thành viên khác thiếu kỹ năng làm việc nhóm thì sao?
Những ý tưởng được trao đổi trong team thường không ăn nhập gì với nhau, mỗi người một ý và đều mong muốn ý tưởng của mình được chấp nhận và lựa chọn, nhưng do không có kỹ năng hoặc thiếu kỹ năng làm việc nhóm cho nên cuộc trao đổi thường đi vào bế tắc, dễ xảy ra xung đột.
Vậy câu hỏi trên sẽ giúp bạn kiểm chứng xem ứng viên có phản ứng ra sao và cách họ xử lý, giải quyết vấn đề?
Liệu rằng họ có đủ phẩm chất để làm việc nhóm hay không?
Nếu như ứng viên buột miệng nói ra những điều không hay về đồng nghiệp đồng thời là người cộng sự của mình trong nhóm làm việc thì chắc chắn đây sẽ là câu hỏi cuối cùng mà bạn dành cho họ.
Chúng ta hoàn toàn có những cơ sở để làm điều đó bởi bạn hẳn biết rõ con người đôi lúc không thể tránh khỏi việc sẽ bị đồng nghiệp xung quanh làm phiền và bạn trở nên khó chịu với họ.
Tuy nhiên, những vấn đề đó nên được giải quyết thông qua cấp trên, những người có quyền hạn xử lý bằng một thái độ rõ ràng tích cực.
Và họ nhắc lại những bức xúc đó trong buổi phỏng vấn tuyển dụng là không cần thiết và cũng là điều sai lầm.
Bạn có sở thích gì?
Chúng ta có thể lựa chọn ra một người có thể đáp ứng được yêu cầu về sự phù hợp với vị trí và môi trường ứng tuyển của công ty bạn.
Thế nhưng, điều đó sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu như ứng viên đó còn có những sở thích hài hòa đối với văn hóa công ty.
Hãy xem một ví dụ điển hình để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Nếu như công ty của bạn cố gắng sản xuất ra những loại thực phẩm sạch sẽ tươi ngon thì công việc của bạn là tuyển được những ứng viên có sở thích là yêu thích vận động và có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh.
Thấu hiểu ứng viên từ việc nắm bắt sở thích của họ chính là chìa khóa quan trọng để có thể giúp bạn phát triển chiến lược Marketing một cách hiệu quả.
Và chính sở thích cá nhân của con người khi bắt nhập được với công việc sẽ giúp cho công việc phát huy được nhiều lợi thế và mang tới hiệu suất vô cùng cao.
Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi về một lần bị trễ deadline hay không?
Trong vai trò của nhà quản lý nhân sự thì ắt hẳn chúng ta đều có thể biết tầm quan trọng của việc đưa ra deadline (hạn chót).
Đối với một cá nhân trễ nải hoàn thành công việc thì vẫn có thể thông cảm được nếu như họ đưa ra được những lý do hợp lý.
Còn trong công việc, nếu họ nhiều lần trễ deadline thì quả thực cần xem xét thật kỹ người nhân viên này.
Bởi vì mỗi nhân viên trong công ty là một phần quan trọng của tập thể, khối lượng công việc họ làm không hề độc lập mà là một mắt xích trong quá trình làm việc.
Thế nên công việc chung của công ty sẽ ra sao nếu như có một nhân viên luôn gây ra tình trạng chậm tiến độ cho công việc của cả nhóm?
Vậy khi đưa vào câu hỏi phỏng vấn, bạn muốn biết người ứng viên sẽ giải quyết như thế nào?
Tất nhiên bạn luôn muốn tuyển dụng cho công ty một nhân viên luôn biết chú trọng tới công việc và có thể hợp tác một cách hài hòa, nhịp nhàng với tất cả thành viên ở trong nhóm, một người luôn có được thái độ bình tĩnh để có thể xử lý tất cả những tình huống bất ngờ xảy ra.
Bạn thích một môi trường văn hóa như thế nào?
Chúng ta có thể sử dụng câu hỏi này để kết thúc loạt câu hỏi để kiểm tra mức độ ứng viên phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Trong mối quan hệ giữa bạn và ứng viên thì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ nhất môi trường văn hóa công ty, doanh nghiệp của bạn là gì?
Còn ứng viên, dù có trải qua một quá trình tìm hiểu thật kỹ lưỡng từ trước đó thì cũng khó lòng nắm rõ được bản chất vấn đề.
Cho nên khi hỏi họ về câu hỏi này bạn sẽ có được một câu trả lời khách quan nhất.
Thông qua đó bạn sẽ hiểu được người ứng viên của mình có mong muốn như thế nào về môi trường làm việc.
Câu trả lời của họ chính là niềm mong ước của họ về một môi trường văn hóa lý tưởng đối với bản thân của họ.
Đồng thời bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng, niềm mơ ước về môi trường văn hóa công ty đó có trùng khớp và tương đồng với môi trường văn hóa công ty của bạn hay không?
Nói chung là bạn nên vận dụng những câu hỏi tuyển dụng trên đây nếu như muốn kiểm tra xem người ứng viên phù hợp với văn hóa công ty hay không? Chúng có thể được sử dụng trong mọi cuộc phỏng vấn bạn nhé. Bằng cách này và từ những câu hỏi này thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tính cách của người ứng viên một cách hoàn hảo nhất.