Tạo động lực là tạo nên một nguồn năng lượng dồi dào giúp nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc của mình. Đây cũng chính là một tố chất quan trọng của nhà quản trị tài ba. Hiểu được những gì nhân viên cần và biết cách kích hoạt tối đa khả năng làm việc của nhân viên, tạo niềm tin tưởng, gắn kết giữa nhân viên và công ty. Khơi dậy tinh thần làm việc hay say của đội nhóm, của toàn thể nhân viên giúp cho công việc hoàn thành hiệu quả và nhanh chóng. Online Business xin chia sẻ một số nghệ thuật tạo động lực và truyền lửa cho nhân viên.

Hòa mình vào tập thể tạo động lực làm việc cho bản thân và nhân viên

Thực tế, một nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa cộng sự và nhân viên của mình vào hành trình thực hiện các mục tiêu chung, xây dựng công ty ngày càng phát triển hơn. Vì thế, người lãnh đạo không chỉ đứng ngoài mà còn cần hòa mình vào tập thể, tự tạo động lực làm việc cho chính bản thân và truyền cảm hứng tới nhân viên thông qua các hoạt động chung. Có như vậy, nhân viên mới cảm thấy được tôn trọng và có vai trò nhất định trong sự phát triển chung của công ty.

Hòa mình vào tập thể tạo động lực cho nhân viên

Nhận ra cơ hội – tiềm năng phát triển trong xu hướng chung

Tỷ phú Bill Gates đã từng viết một lá thư tới những cán bộ chủ chốt của hãng, trong đó bàn tới việc sẽ dùng Internet để thúc đẩy khả năng tăng trưởng của lĩnh vực phần mềm lên hơn nữa, đồng thời dự báo sẽ có sự thay đổi chấn động địa cầu trong lĩnh vực này và yêu cầu nhân viên của mình phải hành động trong tâm thế bị “dòm ngó” của các đối thủ khác. Nhà lãnh đạo nên đặt ra các chiến lược phát triển càng cụ thể càng tốt thì nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi biết được mục tiêu, dự báo phát triển của công ty, khi đó, họ sẽ đoàn kết và lăn xả hết mình vì nhiệm vụ công việc được giao.

Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng về thành quả nhân viên đáng được nhận

Bất cứ ai khi đi làm cũng mong muốn những nỗ lực, cố gắng của mình được công nhận. Lãnh đạo biết cách khen ngợi, động viên cấp dưới đúng lúc, đúng chỗ là cách khích lệ hiệu quả để nhân viên phấn đấu hơn trong công việc. Bạn nên tập trung vào việc khen ngợi những thế mạnh của nhân viên, khen thưởng khi họ xứng đáng được nhận với những thành quả công việc đã đạt được, đồng thời thay vì tập trung chỉ trích khuyết điểm của họ trước tập thể thì nhà quản lý nên có buổi trao đổi kín nhằm khắc phục tình hình hiện tại.

Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng về thành quả nhân viên

Tạo môi trường làm việc an toàn, tiếp nhận ý kiến đóng góp với tâm thế thoải mái

Môi trường làm việc tạo cho nhân viên cảm giác an toàn, thoải mái là yếu tố cần thiết của một doanh nghiệp thành công. Trên cơ sở đảm bảo các quy định, nguyên tắc của công ty, nhân viên nên được thoải mái đóng góp ý kiến cá nhân, tạo điều kiện phát huy khả năng sáng tạo trong công việc, lãnh đạo cần xem xét tất cả các đóng góp và tiến hành áp dụng khi cần thiết. Ngoài ra, môi trường làm việc tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, văn hóa giao tiếp… Hãy tạo cho nhân viên cảm giác công ty chính là “ngôi nhà thứ hai” của họ, như vậy hiệu quả công việc sẽ được nâng cao.

Trao niềm tin qua việc giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực

Hầu hết nhân viên đều muốn được sếp tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Nhà lãnh đạo là người dẫn dắt nhân viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra, nhưng không nên đề cao bản thân quá mức, cho rằng thiếu bạn thì công việc không thể hoàn thành tốt. Một dự án, công việc muốn thành công thì cần đến sự cố gắng và chung sức đồng lòng của cả tập thể. Vì vậy, việc ủy quyền cho nhân viên có năng lực vừa là cách lãnh đạo thể hiện niềm tin với nhân viên, vừa là cách giảm tải trọng trách trên đôi vai của mình.

Trao niềm tin qua việc giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực

Tạo cơ hội học hỏi và phát triển dưới hình thức trao đổi, chia sẻ

Thay vì liên tục sa thải nhân viên không đủ năng lực và tìm kiếm những người giỏi khác, nhà lãnh đạo có thể tạo cơ hội cho cấp dưới được học hỏi để phát triển thông qua một số khóa đào tạo ngắn hạn hay tiếp thu kiến thức – kinh nghiệm từ những nhân viên đi trước. Có như vậy, nhân viên mới nhận thấy sự động viên của cấp trên cùng sự đồng hành của công ty và chắc chắn nhân viên sẽ tràn đầy nhiệt huyết trong công việc. Sau đó, cần kiểm tra, giám sát thái độ của nhân viên đó để đưa ra quyết định đúng đắn.

Luôn thể hiện sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn nhân viên

Thái độ ảnh hưởng đến 75% đối với hiệu quả công việc. Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến việc tạo động lực cho đội ngũ nhân viên. Muốn truyền cảm hứng cho người khác, trước hết bạn phải thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc. Một nhà quản lý thiếu sức sống, ủ rủ thì không thể nào tạo động lực, cảm hứng làm việc cho cấp dưới. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải có sự đam mê cống hiến với những gì họ làm.

Trên đây là một số bí quyết để tạo động lực cho nhân viên. Để truyền lửa không hề khó, nhà lãnh đạo cần phải nhạy bén, nắm bắt được công việc, sở thích và mong muốn của nhân viên mình. Hiểu được nhân viên, nắm được những yếu tố cốt lõi khiến cho việc ra quyết định đúng đắn và dễ dàng hơn. Nhân viên được giao những công việc phù hợp sẽ yêu thích và làm việc hăng say hết mình. Thường xuyên ghi nhận, tưởng thưởng, giao quyền sẽ giúp nhân viên thấy được sự tin tưởng. Làm việc với tinh thần hăng say giúp công việc hoàn thành dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy các nhà quản trị nên ghi nhớ và thường xuyên áp dụng những bí quyết trên nhé.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *