Trong suốt quá trình niềng răng, nhiều người bất ngờ nhận thấy răng có dấu hiệu lung lay, gây tâm lý lo lắng và ái ngại khi tiếp tục lộ trình. Tuy nhiên, đây có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những thay đổi khi răng bị tác động bởi lực chỉnh nha. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng ngay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Răng lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì không?
Trong suốt quá trình niềng răng, tình trạng răng có biểu hiện lung lay nhẹ là điều có thể gặp phải, đặc biệt ở những giai đoạn đầu khi khí cụ bắt đầu tác động lên răng. Hiện tượng này xảy ra do chân răng bắt đầu di chuyển trong xương hàm, giúp sắp xếp lại vị trí sao cho đều và đúng khớp cắn hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng lung lay kéo dài, mức độ ngày càng tăng hoặc đi kèm với cảm giác đau nhức, ê buốt, viêm nướu, chảy máu chân răng… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường. Khi đó, răng có nguy cơ yếu đi, tổ chức quanh răng bị tổn thương, thậm chí dẫn đến tiêu xương hoặc mất răng nếu không xử lý kịp thời.
Vì vậy, đừng chủ quan nếu bạn thấy răng lung lay nhiều khi đang trong quá trình niềng răng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Cách khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng
Để tránh những biến chứng về sau như: đau nhức, viêm nướu, chảy máu chân răng,… gây khó chịu cho bạn. Sau đây là các cách khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng.
1. Điều chỉnh lực kéo niềng răng
Khi phát hiện răng lung lay bất thường, việc đầu tiên cần làm là đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lực kéo. Lực quá mạnh có thể khiến chân răng bị tổn thương, nhưng lực quá yếu lại khiến răng không di chuyển đúng như mong muốn. Do đó, mỗi lần tái khám cần được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo lực vừa đủ và ổn định theo từng giai đoạn.
2. Tăng cường chăm sóc và vệ sinh răng miệng
Chăm sóc răng khi niềng là yếu tố then chốt quyết định đến sức khỏe răng lợi. Người niềng nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, kết hợp chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch các mảng bám quanh mắc cài. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày để giảm viêm nướu và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
3. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho răng và xương hàm
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục và duy trì sức khỏe răng khi niềng răng. Hãy bổ sung nhiều canxi, vitamin D, vitamin K2 từ sữa, cá, trứng, rau xanh… để giúp răng chắc khỏe hơn. Uống đủ nước mỗi ngày cũng hỗ trợ lưu thông máu vùng nướu và làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.
4. Ăn uống đúng cách, hạn chế tác động mạnh lên răng
Nên cắt nhỏ thức ăn, ưu tiên đồ mềm, dễ nhai và tránh xa các loại kẹo dẻo, kẹo cứng, bánh quy giòn hoặc đá lạnh. Khi ăn, cần nhai đều hai bên để phân tán lực, không gây áp lực quá lớn lên một vùng răng cụ thể. Ngoài ra, nên từ bỏ các thói quen như cắn móng tay, cắn bút, nhai đá… để tránh làm răng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nguyên nhân gây răng lung lay khi niềng
Răng lung lay khi niềng gây ra nhiều nguy hiểm đến người sử dụng dịch vụ. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
1. Lộ trình niềng răng sai lệch
Một trong những nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi niềng là do kế hoạch điều trị chưa được xây dựng đúng từ đầu. Nếu lực kéo không phù hợp, tốc độ di chuyển răng quá nhanh hoặc không cân đối có thể làm tổn thương mô nha chu, dẫn đến tình trạng răng yếu và lung lay.
2. Thói quen ăn uống và chăm sóc răng không đúng cách
Khi niềng răng bạn phải hạn chế một số món cứng, dai, giòn hoặc nhai một bên thường xuyên đều có thể gây lực mạnh lên răng đang di chuyển, khiến chúng trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, việc lười vệ sinh răng miệng hay đánh răng không đúng cách cũng góp phần làm nướu yếu, viêm, gây lung lay.
3. Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm
Trước khi tiến hành niềng răng, người bệnh cần được kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng. Nếu còn tồn tại các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, áp xe… mà không được xử lý triệt để, quá trình niềng sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề này, từ đó gây tổn thương răng, dẫn đến lung lay.
4. Kỹ thuật niềng răng của bác sĩ
Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong mỗi ca niềng răng. Nếu bác sĩ không tính toán lực kéo hợp lý, điều chỉnh khí cụ sai thời điểm hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng thì không chỉ khiến răng di chuyển không hiệu quả mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của chân răng.
Niềng răng là một hành trình cải thiện nụ cười đầy ý nghĩa nhưng cũng không kém phần thử thách. Răng bị lung lay trong quá trình này có thể là phản ứng tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo điều gì đó chưa ổn. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể, chăm sóc răng đúng cách và đồng hành cùng bác sĩ xuyên suốt hành trình.

Chi phí niềng răng thẩm mỹ
Cập nhật thêm về chi phí niềng răng thẩm mỹ hiện nay khá đa dạng, dao động từ 25 triệu đến hơn 150 triệu đồng, tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn và tình trạng răng miệng ban đầu. Tại Nha Khoa Thẩm Mỹ Anh Dental chi phí niềng răng từ 30 triệu đến 140 triệu (tùy vào dịch vụ niềng mắc cài hay niềng trong suốt).
Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng răng lung lay khi niềng răng, đừng ngần ngại đến nha khoa để được tư vấn và kiểm tra kỹ lưỡng. Việc chủ động xử lý từ sớm sẽ giúp bảo vệ kết quả niềng răng, đồng thời gìn giữ sức khỏe răng miệng lâu dài.