Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da gây ngứa ngáy đi kèm đó là các triệu chứng khô da, ngứa rát. Bệnh viêm da dị ứng gây bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc bệnh. Đây là bệnh lý về da phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được thông tin để chữa bệnh đúng cách. Bài viết dưới đây http://caodangnghehoabinh.edu.vn/ giúp người đọc hiểu đúng về bệnh viêm da dị ứng và có hướng điều trị hiệu quả.

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là phản ứng viêm cấp hoặc mãn tính của da khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn ô nhiễm, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng… Đây là bệnh thường gặp, số người mắc bệnh chiếm tới gần 6% dân số thế giới. Đối tượng mắc bệnh khá rộng, phổ biến ở mọi độ tuổi.

Bệnh gây ra các tổn thương ngoài da như dát đỏ, sưng kèm cảm giác ngứa ngáy. Bệnh có thể chuyển biến sang mãn tính, tái đi tái lại và khó điều trị dứt điểm.

Trẻ em bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát định kỳ. Nó có thể đi kèm với hen suyễn hoặc sốt. Viêm da dị ứng là phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, mặc dù người lớn cũng có thể bị viêm da dị ứng. Căn bệnh này thường tiến triển thành mãn tính, tái phát nhiều lần, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

  • Di truyền: Theo nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh viêm da dị ứng thì sau này con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
  • Các bệnh lý về hô hấp, dị ứng: Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng bệnh viêm da dị ứng có liên quan mật thiết đến một số bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Khi sức đề kháng yếu kém, cơ thể dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường, dẫn tới phản ứng quá mẫn, sinh ra tình trạng viêm nhiễm ngoài da.
  • Yếu tố môi trường như việc ô nhiễm, khói bụi, thay đổi thời tiết đột ngột hay việc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất…

Ngoài ra một số nguyên nhân khác tác động khiến bệnh trở nặng hơn như : Gãi, chà sát, sử dụng xà phòng, mỹ phẩm có tính kiềm cao, sinh hoạt ăn uống sai cách,… Những nguyên nhân trên khiến da bị tổn thương nặng, gây ra các hiện tượng ngứa, viêm da, lở loét ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.

Triệu chứng viêm da dị ứng

Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • da khô, ngứa, bong vảy
  • phát ban trên da đầu hoặc má
  • phát ban có thể sủi bọt và khóc

Trẻ sơ sinh có các triệu chứng này có thể khó ngủ do ngứa da. Trẻ sơ sinh bị AD cũng có thể bị nhiễm trùng da do gãi.

Các triệu chứng ở trẻ em có thể bao gồm:

  • phát ban ở nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai
  • các mảng da bong vảy tại vị trí phát ban
  • đốm da sáng hoặc tối
  • da dày
  • da cực kỳ khô và bong vảy
  • phát ban ở cổ và mặt, đặc biệt là quanh mắt

Các triệu chứng ở người lớn có thể bao gồm:

Người lớn bị AD khi còn nhỏ có thể bị đổi màu da rất dễ bị kích thích.

Ngoài ra những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Theo đó có thể chia viêm da dị ứng thành các thể sau:

  • Viêm da do dị ứng cơ địa: Thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với những dị nguyên có trong môi trường.
  • Viêm da do dị ứng mỹ phẩm: Do sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất gây kích ứng da.
  • Viêm da do dị ứng tiếp xúc: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên bất kỳ trong môi trường.
  • Viêm da do dị ứng thời tiết: Xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với sự thay đổi của thời tiết, thường phát triển mạnh vào khoảng thời gian giao mùa hoặc trong mùa đông.
  • Viêm da do dị ứng bội nhiễm: Là tình trạng nặng của viêm da dị ứng thông thường, dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.

Các biện pháp điều trị bệnh Dị ứng thời tiết

Dị ứng do thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Còn tùy thuộc vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
  • Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay.
  • Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng.
  • Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các bạn cần lưu ý trong sinh hoạt để giúp ích cho việc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và tránh kéo dài các phản ứng.

Xem thêm: Trị dị ứng da mặt

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *