Thôi nôi là gì? Thôi nôi là lễ khi bé 12 tháng, đánh dấu bước phát triển quan trọng đầu tiên của bé. Nên cần hiểu đúng, làm lễ cúng đúng, tránh con bị tội oan. Theo tín ngưỡng dân gian, lễ cúng thôi nôi cho bé cũng phần nào đó biết nghề nghiệp tương lai đứa bé thích làm là gì.
Mục Lục
Thôi nôi là gì?
Thôi nôi là gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời chính xác “thôi nôi là gì?”.
Thôi nôi là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam. Thôi nôi có thể hiểu đơn giản là lễ cúng khi em bé đủ 12 tháng tuổi và không còn phải nằm nôi nữa, chuyển qua dùng giường để ngủ. Lễ cúng thôi nôi cũng có thể được xem như là lễ sinh nhật đầu tiên của bé trong cuộc đời.
Thôi nôi là gì? Là lễ cúng khi bé đủ 12 tháng.
Hiểu đúng ý nghĩa cúng thôi nôi để đừng cúng sai kẻo con bị tội oan.
Lễ cúng thôi nôi cho bé với mục đích là cầu mong mọi điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với đứa trẻ và cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé. Bên cạnh đó, lễ cúng thôi nôi cũng là lễ cúng thông báo với tổ tiên, gia đình là bé đã khỏe mạnh và phát triển trong 12 tháng qua, bé đã tập bước đi những bước đi đầu đời và đã bập bẹ biết gọi tên ba, biết theo mẹ và có ý thức hơn.
Lễ cúng nhằm tạ ơn Bà Mụ và mong may mắn đến với bé.
Đây là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, không những để cảm ơn các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật đã che trở, bảo vệ cho đứa bé. Đồng thời, cũng cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa bé.
Cách tính ngày làm lễ thôi nôi cho bé yêu.
Cách tính ngày làm lễ cúng thôi nôi và cúng đầy tháng cho bé giống nhau. Vẫn tuân thủ theo nguyên tắc “ Gái lùi hai, trai lùi một”, theo lịch âm. Cách tính chi tiết bạn có thể tham khảo ở bài viết “ Hoang mang cúng đầy tháng cho bé”.
Cách tính ngày theo nguyên tắc “Gái lùi hai, trai lùi một”.
Mâm lễ cúng thôi nôi gồm những gì?
Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng mà có những mâm lễ vật cúng thôi nôi khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật cúng thôi nôi cho con trai hay con gái vẫn gồm có 4 mâm chính:
– Mâm cúng Thần tài– Thổ địa.
– Mâm cúng Ông Táo.
– Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật.
– Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông.
Lễ vật cúng không thể thiếu trái cây, chè và xôi.
Các lễ vật phổ biến và cần thiết trong các mâm cúng không thể thiếu là trái cây, xôi, chè, vàng mã, bánh kẹo,…. Tìm hiểu chi tiết danh sách lễ vật cúng thôi nôi, bạn có thể tham khảo “Gợi ý cách làm mâm cúng thôi nôi cho bé đơn giản mà thành tâm”.
Những điều lưu ý khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé.
– Ngày làm lễ cúng thôi nôi được tính theo lịch âm và tuân theo nguyên tắc tính ngày “ Gái lùi hai, trai lùi một”.
– Các lễ vật cúng thôi nôi cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu nghi thức.
– Sắp xếp mâm cúng thôi nôi theo nguyên tắc “ Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông đặt bình hoa phía Tây đặt lễ vật.
– Kết thúc buỗi lễ thôi nôi là nghi thức chọn nghề tương lai cho bé.
– Cuối cùng, kết thúc nghi lễ gia đình và họ hàng tặng bé lì xì và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với bé.
Nghi lễ chọn nghề là nghi lễ được mọi người mong chờ nhất.
Với những chia sẻ về “Thôi nôi là gì? Hiểu đúng để đừng cúng sai kẻo con bị tội oan” ở trên, các bố mẹ có thể hiểu hơn về lễ cúng thôi nôi quan trọng này. Đây là dịp đặc biệt đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong những năm đầu đời của bé. Bố mẹ nên lưu ý khi làm lễ nha!
Chúc các bé mạnh khỏe và gia đình có buổi lễ cúng thôi nôi đầy ý nghĩa.