Trong quá trình phát triển, sẽ có những giai đoạn trẻ chán ăn. Các bậc phụ huynh cần theo dõi và lưu ý từng giai đoạn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con nhỏ. Hôm nay Mediphar USA sẽ giải đáp câu hỏi trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào thông qua bài viết dưới đây.

Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào?

Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào
Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ không có nhu cầu ăn uống hoặc cảm thấy không muốn ăn. Đây không phải là bệnh lý, mà là một tình trạng tạm thời và tự giải quyết trong một thời gian ngắn mà không cần phải điều trị. Cụ thể, biếng ăn sinh lý có thể xảy ra ở các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn này trẻ thường khó ngủ, dễ tỉnh và quấy khóc mẹ nhiều hơn. Đôi khi cáu gắt bỏ bú. Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, mẹ chỉ cần âu yếu bé, cho bé bú thường xuyên là bé sẽ ngoan hơn và không thức khuya nhiều.

Giai đoạn 3 tháng tuổi

Bé bắt đầu tò mò với những thứ khác xung quanh, các thứ hoa văn, con vật, tiếng động mà bé nghe được nhìn thấy được. Tất cả những sự tò mò này khiến bé mải mê tập trung tìm hiểu xem tất cả mọi thứ. Điều này làm bé khó ngủ, biếng ăn hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bố mẹ có thể rèn cho bé các thói quen, ăn ngủ đúng giờ cho bé. Cha mẹ cần kiên nhẫn hơn với trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ ăn thêm trái cây như táo, lê,… xoay nhuyễn, để giúp trẻ được đổi mới và trở nên hứng thú với thực đơn hàng ngày.

Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn 1 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về màu sắc, hình khối… Trẻ biết cách hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao cho. Bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm cố định và các loại thực phẩm mới

Biếng ăn trong giai đoạn này có thể do cảm giác khó chịu khi mọc răng hoặc sự thay đổi về khẩu vị. Khi bé đau răng, cơ thể khó chịu nên hay quấy khóc, mè nheo, cáu kỉnh, bạn hãy bình tĩnh dỗ con, không nên thúc ép bằng biện pháp mạnh, điều này sẽ khiến chứng biếng ăn của con trở nên tồi tệ hơn.

Vì răng lợi bé sưng viêm nên bạn hãy chế biến thức ăn mềm, nhuyễn hoặc nấu loãng như cháo, súp, canh,…để con dễ nuốt và tiêu hóa tốt hơn. VÀ lưu ý không nên cho bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Biếng ăn giai đoạn 3 tuổi

Đây là giai đoạn mà trẻ đang trải qua sự phát triển nhanh chóng về cả thể chất lẫn tâm lý, nên cảm giác thèm ăn của trẻ có thể thay đổi và không ổn định. Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường gia đình, tâm lý của trẻ, sức khỏe của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến việc trẻ biếng ăn.

Để khắc phục tình trạng biếng ăn mẹ có thể thử áp dụng phương pháp này. Hãy chia lượng thức ăn trong một ngày ra thành các khẩu phần nhỏ. Sau đó tăng bữa ăn trong một ngày lên có thể là 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

Tránh trẻ cảm thấy nhàm chán, thực đơn cần được thay đổi đa dạng từng ngày, tránh để một món ăn xuất hiện quá nhiều lần. Mẹ nên chế biến thức ăn giàu màu sắc, tạo các hình thù dễ thương theo sở thích của con để trẻ hứng thú và ngon miệng hơn.

Mốt số lưu ý cần tránh trong giai đoạn biếng ăn của trẻ

Mốt số lưu ý cần tránh trong giai đoạn biếng ăn của trẻ
Mốt số lưu ý cần tránh trong giai đoạn biếng ăn của trẻ

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong các giai đoạn biếng ăn của trẻ:

  1. Không ép buộc trẻ ăn: Ép buộc trẻ ăn sẽ không giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn mà thậm chí sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và không thích ăn uống hơn. Hãy đợi cho trẻ có cảm giác đói tự nhiên và khuyến khích trẻ ăn uống những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  2. Thực phẩm đa dạng: Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm đa dạng để trẻ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Hãy đảm bảo trẻ được ăn đủ các nhóm thực phẩm như rau củ, trái cây, thịt, cá, đậu phụ, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. hoặc bạn có thể bổ xung thêm thực phẩm chức năng như Thuốc cho trẻ biếng ăn
  3. Thực đơn phù hợp với lứa tuổi: Hãy chọn các thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ và đảm bảo chúng dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  4. Thời gian ăn uống đúng giờ: Hãy giữ thời gian ăn uống ở mức ổn định hàng ngày để trẻ có thể tạo thói quen và có sự ổn định trong cảm giác thèm ăn. Hãy hạn chế ăn vặt hoặc ăn quá nhiều giữa các bữa ăn chính.
  5. Thay đổi thực đơn ăn uống: Thay đổi thực đơn ăn uống cho trẻ thường xuyên để giúp trẻ có cảm giác hứng thú và tò mò với những món mới.
  6. Không dùng đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống giải khát: Đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống giải khát chứa rất nhiều đường và chất béo không tốt cho sức khỏe, hãy hạn chế sử dụng và chuyển sang các loại đồ uống tự nhiên như nước trái cây tươi.
  7. Tạo không gian ăn uống thoải mái: Hãy tạo ra một không gian ăn uống yên tĩnh, không có âm thanh ồn ào hay những yếu tố khác gây phân tâm cho trẻ.

Tóm lại, trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp ở nhiều giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh biết cách xử lý và hỗ trợ trẻ, tình trạng biếng ăn của trẻ sẽ được cải thiện và trẻ sẽ phát triển một cách tốt đẹp.

 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *