Ăn lá hẹ có giúp chữa yếu sinh lý không?
Hẹ là loài cây rất đặc biệt ở chỗ trồng rất dễ có hai công dụng chính là làm rau ăn và làm thuốc. Lá hẹ có vị chua, cay, hăng, tính nóng nhưng khi nấu lên lại có tính ấm. Đi vào hai kinh can và thận, vì vào kinh can thận nên sẽ có một loạt tác dụng như sau: chữa các bệnh về đường hô hấp, chữa các bệnh ở can như ứ máu, xuất huyết và chữa các bệnh về thận như yếu sinh lý, liệt dương.
Y học hiện đại cho thấy hẹ có khá nhiều thành phần. Trong 1kg hẹ có chứa 0,2g đạm, 0,5g đường có vitamin C khối lượng rất lớn, vitamin A. Hẹ chứa lượng chất xơ lớn nên có thể phòng và chữa các bệnh về đường tiêu hóa và thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra còn có một chất rất đặc biệt đó là alixin và adoclin hai chất kháng khuẩn rất mạnh với tụ cầu. Cho nên người ta có thể chữa các bệnh ngoài da bằng hẹ.
Vì hẹ vào kinh thận, thận tàng tinh nên có liên quan đến các bệnh sinh dục. Để chữa các bệnh về sinh lý đông y thường sử dụng hạt của cây hẹ này. Ngoài ra các chất chống oxy hóa mạnh trong hẹ giúp ngăn ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt rất tốt.
Một số bài thuốc từ cây hẹ
Chữa yếu sinh lý: hẹ 200g giã lấy nước uống hàng ngày. Hoặc dùng hẹ nấu chung với các loại hải sản như tôm, thịt bò rất tốt cho người mắc các chứng yếu sinh lý.
Cảm mạo, ho do lạnh: hẹ 250g, gừng tươi 25g cho thêm ít đường phèn hấp chín, ăn cái uống nước.
Trị đái dầm, ỉa chảy ở trẻ: rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng dùng liên tục trong 10 ngày.
Trị giun kim: rễ hẹ giã lấy nước cho uống hay sắc lá hẹ hoặc rễ hẹ lấy nước uống.
Các món ăn từ hẹ
Hẹ xào tôm: tôm bổ sung lượng kẽm lớn dễ tiêu hóa nên rất tốt cho người yếu sinh lý. 100g tôm mỗi ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho tinh trùng và hormone sinh lý cần thiết. Lá hẹ xào tôm vừa có vị thơm ngon, lành tính vừa có tác dụng phòng ngừa chữa trị các bệnh sinh lý. Nên bổ sung ít nhất 2 lần/tuần cho người gặp trục trặc chuyện ấy.
Canh lá hẹ cật lợn: cật lợn chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết như đồng, sắt, kẽm, canxi, selen… Và đặc biệt là lượng kẽm dồi dào. Cật lợn được sử dụng nhiều trong các món ăn bổ dương như cật lợn xào giá, cật lợn xào hành tây, cật lợn hầm thuốc bắc. Mỗi tuần nên bổ sung canh lá hẹ cật lợn một lần đề cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động tình dục.
Bài viết liên quan: