Những khác biệt trong cơ chế xử lý của công nghệ lọc RO và Nano đôi khi khiến người dùng thấy băn khoăn khi cần tìm một thiết bị lọc nước phù hợp cho gia đình. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những đánh giá chi tiết giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt hai loại công nghệ cũng như có thêm cơ sở để tham khảo và lựa chọn sản phẩm ưng ý.

1. Tìm hiểu về công nghệ lọc RO

Khái niệm 

Công nghệ lọc RO hay công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược sử dụng hệ thống màng lọc với các lỗ lọc kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0,001 micromet. Khi nguồn nước được đưa qua bộ phận này, chỉ những phân tử tinh khiết mới có thể thẩm thấu được qua màng. Còn tất cả bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất, ion kim loại độc hại sẽ bị đẩy ngược lại ra ngoài theo đường nước thải. 

Ưu điểm

  • Khả năng lọc sạch vượt trội, có thể làm sạch đến 99.99% bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn,…. Nước đầu ra từ máy lọc nước RO cao cấp luôn đảm bảo đạt chuẩn tinh khiết, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần đun sôi. 
  • Có thể xử lý đa dạng nguồn nước từ nước máy đến nước mưa, nước lợ, nước giếng,… 

Nhược điểm

  • Nguồn nước đầu ra thường bị mất một lượng lớn khoáng chất có lợi cho sức khỏe. 
  • Người dùng cần chú ý thay lõi định kỳ để đảm bảo hiệu suất và khả năng làm sạch của thiết bị. 
  • Có thể gây lãng phí nước và tiêu tốn một lượng điện năng nhất định. 
Công nghệ RO là công nghệ lọc nước hiện đại hàng đầu hiện nay
Công nghệ RO là công nghệ lọc nước hiện đại hàng đầu hiện nay

2. Tìm hiểu về công nghệ lọc Nano

Khái niệm 

Công nghệ lọc Nano sở hữu hệ thống màng lọc với các lỗ lọc có kích thước dao động từ 0,001 micron đến 0.05 micron. 

Công nghệ này sử dụng áp lực để đưa nguồn nước đi qua màng lọc kết hợp cùng 4 bước lọc là lọc cơ học, lọc hấp thụ, lọc trao đổi ion và lọc phù bạc. Khi đó những thành phần bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn có kích thước lớn hơn lỗ lọc sẽ được giữ lại, nguồn nước đầu ra được chứng minh có độ an toàn tương đối cao. 

Ưu điểm

  • Khả năng làm sạch tốt, có thể loại bỏ hầu hết bụi bẩn, vi khuẩn, chất độc, virus có kích thước lớn hơn 0.05 micromet. 
  • Không tiêu tốn điện năng và nước thải khi sử dụng. 
  • Các sản phẩm ứng dụng công nghệ lọc Nano thường có thiết kế gọn nhẹ, dễ vận hành. 

Nhược điểm

  • Một số vi khuẩn, chất độc kích thước nhỏ có thể không được loại bỏ ra khỏi nguồn nước. 
  • Xử lý kém hiệu quả với một số nguồn nước nhiều vấn đề như nước giếng, nước lợ,…
  • Người dùng cần chú ý thay lõi định kỳ. 
Công nghệ Nano không tiêu thụ điện năng khi sử dụng 
Công nghệ Nano không tiêu thụ điện năng khi sử dụng

3. Công nghệ lọc RO hay Nano tốt hơn?

Để có cái nhìn khách quan hơn về công nghệ RO và Nano bạn có thể theo dõi trong bảng so sánh sau đây: 

Tiêu chí Công nghệ RO  Công nghệ Nano
Nguyên lý hoạt động Sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược, loại bỏ 99.99% bụi bẩn, tạp chất, ion kim loại, vi khuẩn trong nước.  Sử dụng công nghệ Nano với 4 bước lọc giúp loại bỏ các tạp  chất có kích thước lớn hơn 0.05 micromet.
Chất lượng nước Nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết, có thể sử dụng trực tiếp.  Nước đầu ra vẫn còn tạp chất, vi khuẩn kích thước nhỏ. 
Tỷ lệ thu hồi nước Từ 40 – 60% 100%
Điện năng tiêu thụ Từ 24 – 30W/h Không tiêu tốn điện năng

Như vậy qua phân tích trên có thể thấy công nghệ RO mang đến khả năng lọc sạch vượt trội hơn hẳn. Trong khi đó công nghệ Nano lại là lựa chọn góp phần tiết kiệm chi phí phù hợp với mức ngân sách nhỏ. Nếu gia đình bạn có tình hình tài chính ổn đồng thời mong muốn tìm kiếm một giải pháp lọc nước hiện đại giúp bảo vệ sức khỏe thì công nghệ RO sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. 

Trong trường hợp vẫn thấy còn nhiều băn khoăn khi cân nhắc lựa chọn sản phẩm, bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin chia sẻ liên quan tại: https://mutosi.com/tin-tuc/giai-phap-nuoc-sach/may-loc-nuoc-gia-dinh-loai-tot

Công nghệ RO mang đến khả năng làm sạch vượt trội hơn Nano
Công nghệ RO mang đến khả năng làm sạch vượt trội hơn Nano

Trên đây là hướng dẫn cách phân biệt công nghệ lọc RO và Nano chi tiết và chính xác nhất. Mong rằng qua những chia sẻ trên bạn sẽ sớm tìm được một sản phẩm lọc nước phù hợp nhất với bản thân và gia đình. 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *