Nhà văn vĩ đại Mark Twain từng nói: “20 năm nữa, bạn sẽ thấy hối tiếc vì những việc mình chưa làm hơn là những việc bạn đã làm”.

Tất cả những người thành công trên thế giới đều có một điểm chung là dám chấp nhận rủi ro để làm những điều khác biệt thay vì đi vào lối mòn.

Khác biệt từ những điều nhỏ nhặt

Trong chương trình Shark Tank mùa 2, shark Linh nổi tiếng với câu nói: Hôm nay tôi làm những điều không ai dám làm để ngày mai tôi nhận được những điều không ai có.

Phần lớn mọi người đều cho rằng đây là lời kêu gọi của bà trong việc sáng tạo, thay to đổi lớn nhưng khi chia sẻ trong chương trình giao lưu mới đây, bà cho biết không phải vậy.

Shark Link chia sẻ câu nói của mình
Shark Link chia sẻ câu nói của mình

“Với câu này, tôi nghĩ nhiều người hiểu nhầm là phải làm cái gì đó sáng tạo hoặc độc đáo. Nhưng không phải vậy, ý là nên làm những cái gì nhỏ nhỏ, tất cả những quyết định nhỏ trong một ngày. Khi mình cộng lại tất cả những quyết định nhỏ sẽ cộng thành một kết quả lớn”.

Theo đó để vượt qua vùng an toàn, mỗi người đều buộc phải lựa chọn những gì có thể khiến mình khó khăn, hơi đau một tý.

Theo lý thuyết thì vùng an toàn là không gian chúng ta cảm thấy thoải mái nhất, dễ chịu nhất.

Chúng ta thấy có ít rủi ro trong không gian đó và thấy rất dễ dàng, dễ chịu. Tuy nhiên khi bước ra khỏi thì câu chuyện bắt đầu với những thách thức, với những gian khó.

“Buổi sáng thay vì dậy trễ thì dậy sớm đọc tin tức hay tập thể dục. Giờ trưa thay vì đi ngủ hay ăn trưa với bạn thì ở lại xem lại bài hoặc làm việc thêm. Giờ chiều thay vì về khi tất cả người khác về thì mình ở lại thêm khoảng 1, 2 tiếng nữa để làm thêm. Khi mình về tới nhà mình có nên coi truyền hình 2 tiếng hay lên facebook nửa tiếng, 1 tiếng thay vì thời gian đó mình nghiên cứu thêm, đọc sách thêm”, shark Linh lấy ví dụ cụ thể về những thay đổi nhỏ hàng ngày ai cũng có thể làm được.

Quan điểm của bà là nên làm những gì không ai làm trong thời gian người ta đang đi chơi, giải trí ngược lại mình làm việc, nghiên cứu, học hỏi hoàn thiện kiến thức của mình.

“Như vậy mình sẽ vượt qua vùng an toàn, mình sẽ tự bảo vệ được bản thân vì mình đã có những kiến thức mình cần”, shark Linh chia sẻ.

Tư duy khác biệt tạo nên thành công

Quan điểm của shark Linh khá tương đồng với những phân tích của tác giả Tomotaka Taguchi trong cuốn sách Tư duy khác biệt để thành công – Quy tắc vàng đúc kết từ 3.000 tỷ phú.

Câu chuyện tỷ phú

Tomotaka Taguchi đưa ra một tình huống đơn giản: Khi mà xe còn chưa lăn bánh thì ta nên làm gì?
Phương án 1: Đợi đến lúc xe chạy
Phương án 2: Đi taxi

Chuyện là một người rất thành công trong lĩnh vực thuyết giảng tên K. Một lần nọ, để đến buổi thuyết giảng được tổ chức tại tỉnh Shinzouka thành phố Numazu, anh K đi xe điện trong thành phố để tới ga Tokyo.

Khi vừa tới nhà ga thì có thông báo rằng: “Hiện tại đang bị kẹt xe nên chuyến tàu tạm thời bị hoãn lại”.

Anh K đang có ý định đi bằng tàu cao tốc ở ga Tokyo tới Numazu. Ngay khi vẫn còn đang ở nhà ga thì anh đã vội xuống xe rồi lao vọt lên một chiếc taxi và nói “Làm ơn cho tôi tới Numazu”.

Người tài xế rất ngạc nhiên nhưng cũng chạy nhanh trên đường cao tốc và đến được buổi thuyết giảng trước 1 tiếng. Buổi thuyết giảng hôm ấy cũng kết thúc một cách suôn sẻ.

Nếu bạn ở trong trường hợp của anh K thì bạn sẽ làm gì? Phần đông mọi người sẽ nghĩ “bởi vì chi phí đi bằng taxi rất đắt nên cứ đợi ở ga Tokyo và đi bằng tàu cao tốc chẳng phải tốt hơn sao?”

Thực tế sau khi kiểm tra mới thấy được là chỉ một lát nữa thôi là đoàn tàu lại hoạt động trở lại, và theo như dự định đi tàu từ ga Tokyo có lẽ cũng sẽ tới kịp buổi thuyết giảng.

Lúc đó quý vị sẽ nghĩ “may là kịp, quá tốt, đợi tàu là hợp lý…”. Thế nhưng nếu nghĩ như thế thì thật đáng tiếc. Bạn sẽ chẳng thể thành công được.

Người thành công là người làm hay không thì vẫn chưa biết nhưng họ biết quyết định nhanh chóng và đưa ra các kế sách để thực hiện hơn là cứ ở đó mà đợi tàu.

Việc quyết định có vội vàng nhưng đây chính là tư chất quan trọng để con người ta có thể thành công.

Giả sử như ta cứ đợi cho tới khi tàu hoạt động trở lại và nếu như chuyến đi đó an toàn vô sự thì cũng chả có vấn đề gì.

Nhưng cũng có khả năng là khi đợi tàu ta sẽ mất khá nhiều thời gian, trong trường hợp đó thì bạn phải liên lạc lại với người ở buổi thuyết giảng.

Bạn sẽ không gây phiền phức cho người khác ngoại trừ việc bạn thông báo trước với họ rằng “vì chuyến tàu đang bị hoãn lại nên có lẽ tôi sẽ không đến kịp được”.

Nếu có thể nói về nguyên nhân dẫn đến sự cố ngoài ý muốn thì bạn cũng chẳng thể nào thay đổi được những sự phiền toái mà bạn đã gây ra cho đối phương. Trong trường hợp đó chính bạn đã đánh mất chữ tín.

Trong kinh doanh có câu “quyền ưu tiên”.

Mặc dù chi phí đi taxi khá cao nhưng ngược lại anh ta lại đang chạy đua với thời gian. Để lý giải về quyền ưu tiên xem cái nào quan trọng hơn thì anh ta đã chọn chữ tín hơn là tiền bạc.

Suy nghĩ của những người thành đạt thường thay đổi rất nhanh. Họ vừa phán đoán về khả năng thích nghi của bản thân với từng trường hợp cụ thể vừa cố gắng thích nghi và tìm hiểu cách thực hiện thông thường.

Theo cafebiz

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *